Nước hoa có thể giúp bạn trở nên quyến rũ và sang trọng hơn khi hẹn hò hay tôn lên nét đẹp thanh lịch trong giao thiệp hàng ngày. Tuy nhiên, nếu bạn có những triệu chứng như hắt hơi, nhức đầu hay buồn nôn mỗi khi sử dụng thì rất có thể bạn đã bị dị ứng nước hoa rồi đấy!
Theo Tiến sĩ Sandy Sky Nicki-Grant, chuyên gia da liễu tại Toronto (Canada) cho biết rằng dị ứng nước hoa là nguyên nhân phổ biến thứ hai gây nên dị ứng da.
Vậy dị ứng nước hoa có thật sự đáng lo ngại? Biểu hiện của dị ứng nước hoa là gì? Hãy cùng AUTH PERFUME tìm hiểu trong bài viết hôm nay nhé!
Biểu hiện của dị ứng nước hoa cần biết?
Độ mẫn cảm với các loại nước hoa hoặc mùi hương thường gây ra nhiều phản ứng khá khó chịu và bất tiện trong cuộc sống. Xuất phát từ sự tương đồng giữa dị ứng mùi hương và các loại dị ứng khác thường gặp, nên rất nhiều người nhầm lẫn và chủ quan trong việc điều trị dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng về sau.
Sau đây là một số triệu chứng phổ biến khi bị dị ứng nước hoa mà bạn cần biết:
- Chảy nước mũi kèm hắt hơi: Khi hít phải mùi hương không phù hợp từ nước hoa… bạn bị hắt hơi, sổ mũi liên tục? Đây được xem là triệu chứng đầu tiên và thường gặp nhất của chứng dị ứng mùi hương.
- Nhức đầu, khó thở: Nhiều người quá mẫn cảm với mùi hương của nước hoa… sẽ dẫn đến hiện tượng nhức đầu, thậm chí là khó thở, nghẹt thở, suy hô hấp nếu tình trạng dị ứng nghiêm trọng.
- Kích ứng da: Nổi mẩn đỏ, ngứa mắt cũng là biểu hiện của dị ứng mùi hương mà bạn cần lưu tâm.
- Ngoài ra, một số biểu hiện dị ứng khác như : đau cơ, thở khò khè, sưng và phù mạch, mất khả năng tập trung….
Điểm danh các loại hóa chất gây dị ứng ở nước hoa?
Khi sử dụng nước hoa, cơ thể chúng ta sinh ra một số phản ứng bất lợi và không mong muốn đối với những chất có trong nước hoa. Vậy hãy cùng điểm danh nhóm các loại hoa chất thường gặp ở nước hoa là nguyên nhân chính gây nên tình trạng dị ứng nhé.
Chất limonene: Limonene là một trong những hóa chất tạo mùi hương thường phân hủy và hình thành các chất gây dị ứng mà còn có thể tương tác với ozone để tạo ra những chất độc hại, gây ô nhiễm như acetaldehyde và formaldehyde.
Chất linalool: Linalool là một thành phần của tinh dầu oải hương và cũng là một chất hóa học tạo mùi hương được ứng dụng khá phổ biến. Khi tiếp xúc với không khí, các dẫn xuất linalyl acetate và linalyl anthranilat của chất này tạo ra các chất gây dị ứng tiếp xúc, thường xuất hiện tình trạng mẩn, ngứa.
Một số thành phần khác : Ngoài các chất tạo hương thơm, bảng thành phần nước hoa chưa hợp chất tạo độ bền, các dung môi, các chất bảo quản, chất hấp thụ tia UV và thuốc nhuộm có thể gây ra những phản ứng dị ứng thụ động cho những người tiếp xúc nhạy cảm…
Phòng ngừa và điều trị dị ứng nước hoa
Phòng ngừa, ngăn ngừa cũng là một trong những lưu ý quan trọng mà bạn cần phải ghi nhớ khi cơ thể bị dị ứng với mùi hương. Dưới đây là các biện pháp mà AUTH PERFUME chia sẻ với bạn:
- Thay đổi vị trí: Khi bị dị ứng mùi hương, tốt nhất là bạn nên tránh xa những không gian có mùi hương lạ, hạn chế đến khu vực công cộng, cửa hàng mỹ phẩm, nước hoa… Trong trường hợp không tránh được việc tiếp xúc thì bạn nên sử dụng khẩu trang để giảm bớt ảnh hưởng.
- Sử dụng máy lọc không khí giúp khử mùi rất tốt cho những người bị dị ứng, bệnh liên quan tới đường hô hấp hay hen suyễn.
- Vệ sinh nhà cửa thường xuyên là một trong những những bí quyết giúp bạn tránh khỏi tình trạng dị ứng hiệu quả mà lại rất tiết kiệm, an toàn.
Dựa trên mức độ, biểu hiện và tình trạng mẫn cảm của những người hay bị dị ứng nước hoa, bác sĩ da liễu hoặc chuyên gia dị ứng có thể đề xuất các sản phẩm an toàn để hỗ trợ điều trị. Ngay khi xuất hiện các biểu hiện dị ứng nước hoa, bạn đừng nên chủ quan nhé!
Chắc hẳn, tình trạng bị dị ứng với nước hoa đã không còn là nỗi ám ảnh của bạn nữa với những chia sẻ trên đây của AUTH PERFUME. Chúc bạn thực hiện thành công và hài lòng với không gian sống tươi mát quanh mình.
HOÀNG HẠNH (Founder AUTH PERFUME)
Tôi là Hạnh với mong muốn lan tỏa tình yêu với các mùi hương bằng kiến thức và kinh nghiệm của mình tối muốn chia sẻ tới bạn và tất cả mọi người.